Chuyển đến nội dung chính

TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT KÍCH THÍCH ĐẾN MẬT ĐỘ XƯƠNG


Mật độ xương là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe hệ cơ xương khớp. Điều gì khiến mật độ xương giảm sút khiến người bệnh phải đối mặt với chứng loãng xương.


Mật độ xương (hay còn gọi là bone mineral density) được xác định bằng lượng mô khoáng có trên một đơn vị diện tích (đơn vị g/cm2), hiện tượng này được kiểm tra thông qua các kỹ thuật hình ảnh. Mật độ xương chính là thông số đo lường mật độ chất khoáng trên đơn vị thể tích xương.

Chất khoáng có trong xương là căn cứ đánh giá độ chắc của xương, mật độ chất khoáng thấp tương đương với việc xương rỗng, giòn và dễ gãy.

Dù là phụ nữ hay nam giới việc sử dụng rượu trong thời gian dài, thường xuyên ngay từ tuổi niên thiếu có thể làm rỗng xương, mật độ xương tụt giảm, xương trở nên nhẹ và giòn. 

Một nghiên cứu thói quen sống diễn ra trên 87 bạn gái từ 18-22 tuổi cho thấy những bạn trẻ có tiền sử say rượu thường xuyên, sử dụng chất cồn với liều lượng cao kéo dài trung bình khoảng 2 lần trong tháng mật độ xương ở lưng dưới và phần cột sống thắt lưng thấp hơn rất nhiều so với người thường. Những người này sẽ gặp phải những vấn đề xương khớp nghiêm trọng như thoái hóa khớp, viêm khớp sau khi qua tuổi nghỉ hưu.

Chưa kể đến việc sử dụng rượu có thể gây ra những rủi ro ngắn hạn như ngộ độc, mất kiểm soát hành vi, ảo giác,... 

Mật độ xương thấp chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh loãng xương, xương giòn và dễ gãy. Để duy trì xương khỏe mạnh, các chuyên gia khuyên chúng ta nên thực hiện các hoạt động thể chất đầy đủ như đi bộ, chạy, rèn luyện sức khỏe, chế độ ăn giàu canxi và vitamin D, magie có trong các loại rau cải xanh, các loại cá, hạt như hạt lanh, hạnh nhân, óc chó,...

Hạn chế việc sử dụng rượu là cách bảo vệ hệ thống xương khớp của bạn luôn chắc khỏe. 

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐI BỘ KHÔNG LÀ KHÔNG ĐỦ ĐỂ DUY TRÌ SỨC KHỎE. CÁC BÀI TẬP SỨC MẠNH LÀ CẦN THIÊT.

Việc đi bộ buổi sáng mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe, nhưng như vậy là chưa đủ. Theo đánh giá của Public Health England (PHE), nhiều người đang bỏ quên việc tập sức mạnh cho cơ bắp và xương của họ. Cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh hơn nếu tập cùng lúc 2 loại thể dục. Ví dụ bạn có thể tập Aerobic 150 phút trong một tuần nếu cường độ tập luyện vừa phải, hoặc 75 phút một tuần nếu bạn tập với cường độ cao. Để có một sức khỏe vững bền, bạn không nên chỉ tập luyện những bài tập làm nóng người với cường độ nhẹ nhàng, chỉ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu như đi bộ, thay vào đó bạn cần hoạt động sức mạnh. Đi bộ là hoạt động có lợi cho sức khỏe tim mạch và cải thiện tuần hoàn máu, tuy nhiên bạn không thể phụ thuộc vào hoạt động này để cường hóa sức mạnh cơ bắp. Các hoạt động sức mạnh với cường độ cao như đi bộ nhanh, chạy, tập Gym, yoga, tennis, khiêu vũ có thể giúp cường hóa gân cơ rất tốt. Giúp bạn phòng tránh mọi nguy cơ về lão hóa xương khớp, viêm khớp và những c

Có thể bạn đã mắc hội chứng buồng trứng đa nang nếu gặp phải 5 dấu hiệu này

Chỉ cần phát hiện sớm các triệu chứng của căn bệnh này, bạn sẽ có thời gian chữa trị kịp thời và phòng tránh những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, u nang buồng trứng hoặc rối loạn chức năng buồng trứng ở bên trong cơ thể. Chứng bệnh này hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến nội tiết tố của con gái, từ đó dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, hạn chế khả năng sinh sản... Do đó, hãy tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo hội chứng buồng trứng đa nang để kịp thời phòng tránh từ sớm bạn nhé! Da nhờn, dễ nổi mụn Nếu làn da của bạn đột nhiên có tình trạng nhờn và nổi nhiều mụn thì có thể là bạn đang bị mất cân bằng hormone. Chính sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể dẫn đến tình trạng da bị sạm màu, bóng dầu và thay đổi khác thường trên cơ thể của bạn. Kinh nguyệt thay đổi thất thường Đây là một trong số các triệu chứng thường gặp nhất của hội chứng buồng trứng

LỜI KHUYÊN ĐỂ TRÁNH NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KHỚP CHÂN: BÀI TẬP CHO ĐÔI CHÂN KHỎE MẠNH

Chân là bộ phận quan trọng của cơ thể, đôi khi chúng ta không quan tâm đến việc chăm sóc chúng cho tới khi gặp phải những vấn đề về khớp chân.  Đau chân là triệu chứng cực kỳ phổ biến, 75% những người bình thường từng bị đau chân ở một thời điểm nào trong cuộc đời của họ và tần suất đau chân có thể là yếu tố ảnh hưởng đến độ bền chắc của xương khi đến tuổi trung niên. Một số mẹo đơn giản nhưng quan trọng có thể giúp bạn tránh trường hợp phải đối mặt với những cơn đau nhức khớp chân. Đi giày không phù hợp là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh mắc phải các bệnh lý xương khớp ở chân. Giày cao gót là một trong những loại giày đè ép ngón chân của bạn khiến chúng không duỗi ra một cách tự nhiên, gây ra khá nhiều rắc rối cho các khớp chân của bạn từ khớp ngón cho đến khớp cổ chân, bắp chân. Vừa có thể làm căng cơ vừa khiến cho đôi chân của bạn ở tư thế không hề tự nhiên. Tuy nhiên nếu trong trường hợp đôi giày của bạn thoải mái và đúng kích cỡ nhưng