Chuyển đến nội dung chính

Đây là những cách đơn giản giúp cân bằng các hormone cần thiết trong cơ thể bạn


Testosterone, estrogen, insulin, adrenaline, cortisol... đều là những hormone thiết yếu trong cơ thể, nếu thiếu hoặc thừa đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn.


Lối sống sinh hoạt hay chế độ ăn uống của bạn hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có liên quan đến cả lượng hormone tiết ra. Tuy nhiên, nếu nồng độ hormone trong cơ thể bạn quá cao hay quá thấp thì nó đều có thể gây nguy hại đối với sức khỏe của bạn. Do đó, hãy nắm rõ những cách tự nhiên giúp cân bằng các hormone quan trọng trong cơ thể sau đây để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé!

Estrogen

Đây là một loại hormone cần có trong cơ thể nữ giới để giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí nó còn có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ngực, nhưng lại giúp bảo vệ hệ xương ở cả nam lẫn nữ. Vậy nên, việc đảm bảo cân bằng hormone estrogen trong cơ thể là rất quan trọng.

Nếu bạn đang ăn kiêng để giảm cân thì nó cũng có thể làm ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể. Bởi giảm cân sẽ làm giảm quá trình sản xuất hormone estrogen, còn nếu nồng độ estrogen quá cao lại làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, béo phì...

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng, để duy trì nồng độ estrogen trong cơ thể ở mức tốt nhất thì bạn nên chăm ăn các loại thực phẩm từ ngũ cốc, đậu nành, trái cây, bông cải xanh, bắp cải...

Testosterone


Với nam giới thì hormone testosterone sẽ giúp các bộ phận trong cơ thể phát triển tốt hơn, thậm chí còn giúp xương và cơ bắp luôn chắc khỏe. Ở trong độ tuổi dậy thì của nam giới và khi đã bước đến giai đoạn trưởng thành thì nồng độ hormone testosterone còn ảnh hưởng không nhỏ đến các ham muốn tình dục và năng lượng cơ thể.

Để cân bằng được lượng hormone testosterone trong cơ thể, bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung nho, các loại cá, lựu, trứng... để giúp tăng cường testosterone bên trong cơ thể.

Cortisol


Cortisol được biết tới là một hormone gây căng thẳng, và khi nó sản xuất quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nổi mụn trứng cá, thừa cân, béo phì... Vậy nên, bạn cần hạn chế để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng và suy nghĩ tích cực nhiều hơn để tránh làm tăng cao nồng độ cortisol trong cơ thể.

Adrenaline

Tương tự như cortisol, adrenaline cũng gây ra hiện tượng khó chịu, chóng mặt, bồn chồn, lo âu... nếu cơ thể sản xuất dư thừa loại hormone này. Do đó, cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng dư thừa adrenaline trong cơ thể là hạn chế gặp phải lo âu, căng thẳng trong cuộc sống.

Ngồi thiền cũng là một phương pháp giúp giảm bớt căng thẳng, hoặc bạn cũng có thể đăng ký tham gia một số hoạt động ngoài trời để tránh gặp phải cảm giác lo âu, bồn chồn. Đôi khi, tập thở sâu, uống nước ấm, nghe nhạc... cũng là những cách giúp cân bằng lượng hormone adrenaline trong cơ thể bạn.

Insulin

Cách đơn giản nhất để cân bằng lượng hormone insulin trong cơ thể bạn là tập thể dục, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. Khi chúng ta tập luyện, lượng đường huyết sẽ giảm xuống và giúp cân bằng insulin trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh tập luyện quá sức vì có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Do nếu lượng đường trong máu hạ quá thấp sẽ gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ thể.

Nguồn: Medical Daily/ Theo Kênh 14

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LỜI KHUYÊN ĐỂ TRÁNH NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KHỚP CHÂN: BÀI TẬP CHO ĐÔI CHÂN KHỎE MẠNH

Chân là bộ phận quan trọng của cơ thể, đôi khi chúng ta không quan tâm đến việc chăm sóc chúng cho tới khi gặp phải những vấn đề về khớp chân.  Đau chân là triệu chứng cực kỳ phổ biến, 75% những người bình thường từng bị đau chân ở một thời điểm nào trong cuộc đời của họ và tần suất đau chân có thể là yếu tố ảnh hưởng đến độ bền chắc của xương khi đến tuổi trung niên. Một số mẹo đơn giản nhưng quan trọng có thể giúp bạn tránh trường hợp phải đối mặt với những cơn đau nhức khớp chân. Đi giày không phù hợp là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh mắc phải các bệnh lý xương khớp ở chân. Giày cao gót là một trong những loại giày đè ép ngón chân của bạn khiến chúng không duỗi ra một cách tự nhiên, gây ra khá nhiều rắc rối cho các khớp chân của bạn từ khớp ngón cho đến khớp cổ chân, bắp chân. Vừa có thể làm căng cơ vừa khiến cho đôi chân của bạn ở tư thế không hề tự nhiên. Tuy nhiên nếu trong trường hợp đôi giày của bạn thoải mái và đúng kích cỡ nh...

TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT KÍCH THÍCH ĐẾN MẬT ĐỘ XƯƠNG

Mật độ xương là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe hệ cơ xương khớp. Điều gì khiến mật độ xương giảm sút khiến người bệnh phải đối mặt với chứng loãng xương. Mật độ xương (hay còn gọi là bone mineral density) được xác định bằng lượng mô khoáng có trên một đơn vị diện tích (đơn vị g/cm2), hiện tượng này được kiểm tra thông qua các kỹ thuật hình ảnh. Mật độ xương chính là thông số đo lường mật độ chất khoáng trên đơn vị thể tích xương. Chất khoáng có trong xương là căn cứ đánh giá độ chắc của xương, mật độ chất khoáng thấp tương đương với việc xương rỗng, giòn và dễ gãy. Dù là phụ nữ hay nam giới việc sử dụng rượu trong thời gian dài, thường xuyên ngay từ tuổi niên thiếu có thể làm rỗng xương, mật độ xương tụt giảm, xương trở nên nhẹ và giòn.  Một nghiên cứu thói quen sống diễn ra trên 87 bạn gái từ 18-22 tuổi cho thấy những bạn trẻ có tiền sử say rượu thường xuyên, sử dụng chất cồn với liều lượng cao kéo dài trung bình khoảng 2 lần trong tháng mật độ ...

ĐI BỘ KHÔNG LÀ KHÔNG ĐỦ ĐỂ DUY TRÌ SỨC KHỎE. CÁC BÀI TẬP SỨC MẠNH LÀ CẦN THIÊT.

Việc đi bộ buổi sáng mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe, nhưng như vậy là chưa đủ. Theo đánh giá của Public Health England (PHE), nhiều người đang bỏ quên việc tập sức mạnh cho cơ bắp và xương của họ. Cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh hơn nếu tập cùng lúc 2 loại thể dục. Ví dụ bạn có thể tập Aerobic 150 phút trong một tuần nếu cường độ tập luyện vừa phải, hoặc 75 phút một tuần nếu bạn tập với cường độ cao. Để có một sức khỏe vững bền, bạn không nên chỉ tập luyện những bài tập làm nóng người với cường độ nhẹ nhàng, chỉ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu như đi bộ, thay vào đó bạn cần hoạt động sức mạnh. Đi bộ là hoạt động có lợi cho sức khỏe tim mạch và cải thiện tuần hoàn máu, tuy nhiên bạn không thể phụ thuộc vào hoạt động này để cường hóa sức mạnh cơ bắp. Các hoạt động sức mạnh với cường độ cao như đi bộ nhanh, chạy, tập Gym, yoga, tennis, khiêu vũ có thể giúp cường hóa gân cơ rất tốt. Giúp bạn phòng tránh mọi nguy cơ về lão hóa xương khớp, viêm khớp và những c...