Chuyển đến nội dung chính

Sáp nhập huyện, xã: Cán bộ dôi dư về đâu?

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng phải có chính sách chứ không "vắt chanh bỏ vỏ", cán bộ dôi dư có thể tiếp tục tham gia vào hệ thống chính trị cơ sở

Ngày 9-8, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị toàn quốc góp ý dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã từ nay đến năm 2021. Theo đề án, cả nước hiện có 588/713 đơn vị hành chính cấp huyện và 9.434/11.162 đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số cần phải sắp xếp.

"Đau đầu" với cán bộ dôi dư

Ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, cho biết lo ngại lớn nhất là công tác sắp xếp cán bộ dôi dư sau khi sáp nhập. Hiện Hà Tĩnh có 63 xã nằm trong diện phải sáp nhập do không bảo đảm trên 50% cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số, trong số đó có khu vực 3 xã sáp nhập làm 1, điều này làm "đau đầu" về việc sắp xếp cán bộ dôi dư.

"Đề án nêu có thể dư nhưng thực ra là dư rất nhiều, khi 3 xã nhập 1 thì dư ra 2/3 cán bộ. 3 bí thư chỉ còn 1 bí thư, 3 chủ tịch giờ còn 1 chủ tịch thì xử lý thế nào? Vấn đề này cần phải bàn kỹ nếu không sẽ khó thực hiện" - Bí thư Hà Tĩnh băn khoăn. Về cấp huyện, Hà Tĩnh chỉ có thị xã Hồng Lĩnh không bảo đảm cả 2 tiêu chí. Ông Sơn kiến nghị từ nay đến năm 2021 chưa tiến hành sáp nhập cấp huyện, chỉ tập trung cấp xã.



Xã Vạn Yên (huyện Mê Linh, Hà Nội) không đạt tiêu chí về dân số và diện tích Ảnh: HUY THANH

Ủng hộ việc sáp nhập nhưng ông Trần Văn Tư, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai, lưu ý đề án cần phải nêu rõ chính sách nhất quán đối với cán bộ dôi dư, tránh tình trạng mỗi địa phương thực hiện một kiểu, thiếu sự thống nhất. Góp ý về công tác cán bộ sau sáp nhập, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng cần có nghị định riêng của Chính phủ về chế độ chính sách để áp dụng.

Trước những lo ngại của các địa phương, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh cần nghiên cứu sắp xếp cán bộ cũng như có chính sách phù hợp. "Có chế độ chính sách chứ không phải "vắt chanh bỏ vỏ" hay trả công trọn gói bằng một khoản tiền là xong. Với số nhân sự này có thể tiếp tục vận động tham gia vào hệ thống chính trị cơ sở" - Phó Thủ tướng nói.

Tránh tác động đến người dân

Ngoài công tác cán bộ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Văn Tư cũng lo lắng việc sáp nhập sẽ gây xáo trộn, có những tác động nhất định đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương. "Tại các vùng trọng điểm sẽ bị tác động lớn, đối với doanh nghiệp là làm ăn buôn bán, còn đối với người dân là thay đổi địa chỉ, làm lại thủ tục giấy tờ. Chúng tôi ủng hộ việc sáp nhập nhưng phải tính toán để bớt đi tác động bất lợi, tránh gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp" - ông Tư nhấn mạnh.

Đặt vấn đề về việc nhiều đơn vị hành chính tại TP HCM không đạt tiêu chí về diện tích, trong khi dân số lại đông, ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM, băn khoăn sau khi sáp nhập với dân số đông thì việc quản lý có hiệu quả hay không? Không riêng TP HCM mà các TP trực thuộc trung ương đều khó đạt tiêu chí về diện tích. Đơn vị hành chính phải có sự ổn định lâu dài, do đó cần nghiên cứu thêm các tiêu chí để sáp nhập, tránh cứng nhắc theo 2 tiêu chí diện tích và dân số.

Về các tiêu chí diện tích và dân số, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết đây là điều kiện ban đầu để đưa ra xem xét. Đơn vị hành chính hình thành từ nhiều yếu tố nên cần xem xét kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng phát triển kinh tế, trật tự an ninh và khối đại đoàn kết. Việc sáp nhập tùy theo điều kiện và đặc thù riêng của địa phương chứ không phải cơ học, máy móc.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu quá trình xây dựng đề án cần lưu ý Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định rõ việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến nhân dân và khi có trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn đồng ý thì mới trình cấp có thẩm quyền xem xét. Việc lấy ý kiến cần phải thận trọng, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân. 

Đã xuất hiện "chạy ghế"

Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh cho biết tại địa phương đã có những vấn đề "nọ kia" khi có thông tin về đề án sáp nhập. Theo ông Vinh: "Vấn đề sắp xếp bộ máy, ở dưới đã có hiện tượng "chạy" rồi, làm hết chuyện nọ chuyện kia. Hiện tỉnh Nghệ An đã xong đề án của địa phương, chỉ chờ Bộ Nội vụ ban hành đề án là có thể thực hiện ngay".

Theo Báo 24h

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐI BỘ KHÔNG LÀ KHÔNG ĐỦ ĐỂ DUY TRÌ SỨC KHỎE. CÁC BÀI TẬP SỨC MẠNH LÀ CẦN THIÊT.

Việc đi bộ buổi sáng mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe, nhưng như vậy là chưa đủ. Theo đánh giá của Public Health England (PHE), nhiều người đang bỏ quên việc tập sức mạnh cho cơ bắp và xương của họ. Cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh hơn nếu tập cùng lúc 2 loại thể dục. Ví dụ bạn có thể tập Aerobic 150 phút trong một tuần nếu cường độ tập luyện vừa phải, hoặc 75 phút một tuần nếu bạn tập với cường độ cao. Để có một sức khỏe vững bền, bạn không nên chỉ tập luyện những bài tập làm nóng người với cường độ nhẹ nhàng, chỉ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu như đi bộ, thay vào đó bạn cần hoạt động sức mạnh. Đi bộ là hoạt động có lợi cho sức khỏe tim mạch và cải thiện tuần hoàn máu, tuy nhiên bạn không thể phụ thuộc vào hoạt động này để cường hóa sức mạnh cơ bắp. Các hoạt động sức mạnh với cường độ cao như đi bộ nhanh, chạy, tập Gym, yoga, tennis, khiêu vũ có thể giúp cường hóa gân cơ rất tốt. Giúp bạn phòng tránh mọi nguy cơ về lão hóa xương khớp, viêm khớp và những c

Có thể bạn đã mắc hội chứng buồng trứng đa nang nếu gặp phải 5 dấu hiệu này

Chỉ cần phát hiện sớm các triệu chứng của căn bệnh này, bạn sẽ có thời gian chữa trị kịp thời và phòng tránh những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, u nang buồng trứng hoặc rối loạn chức năng buồng trứng ở bên trong cơ thể. Chứng bệnh này hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến nội tiết tố của con gái, từ đó dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, hạn chế khả năng sinh sản... Do đó, hãy tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo hội chứng buồng trứng đa nang để kịp thời phòng tránh từ sớm bạn nhé! Da nhờn, dễ nổi mụn Nếu làn da của bạn đột nhiên có tình trạng nhờn và nổi nhiều mụn thì có thể là bạn đang bị mất cân bằng hormone. Chính sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể dẫn đến tình trạng da bị sạm màu, bóng dầu và thay đổi khác thường trên cơ thể của bạn. Kinh nguyệt thay đổi thất thường Đây là một trong số các triệu chứng thường gặp nhất của hội chứng buồng trứng

LỜI KHUYÊN ĐỂ TRÁNH NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KHỚP CHÂN: BÀI TẬP CHO ĐÔI CHÂN KHỎE MẠNH

Chân là bộ phận quan trọng của cơ thể, đôi khi chúng ta không quan tâm đến việc chăm sóc chúng cho tới khi gặp phải những vấn đề về khớp chân.  Đau chân là triệu chứng cực kỳ phổ biến, 75% những người bình thường từng bị đau chân ở một thời điểm nào trong cuộc đời của họ và tần suất đau chân có thể là yếu tố ảnh hưởng đến độ bền chắc của xương khi đến tuổi trung niên. Một số mẹo đơn giản nhưng quan trọng có thể giúp bạn tránh trường hợp phải đối mặt với những cơn đau nhức khớp chân. Đi giày không phù hợp là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh mắc phải các bệnh lý xương khớp ở chân. Giày cao gót là một trong những loại giày đè ép ngón chân của bạn khiến chúng không duỗi ra một cách tự nhiên, gây ra khá nhiều rắc rối cho các khớp chân của bạn từ khớp ngón cho đến khớp cổ chân, bắp chân. Vừa có thể làm căng cơ vừa khiến cho đôi chân của bạn ở tư thế không hề tự nhiên. Tuy nhiên nếu trong trường hợp đôi giày của bạn thoải mái và đúng kích cỡ nhưng